Memory RAM và các thông số quan trọng trên Ram
Khi bạn build PC thì ngoài các linh kiện như CPU, Mainboard , ổ cứng ra thì RAM cũng là 1 thành phần quan trọng không được thiếu trong bộ máy tính. Vậy thì trên Ram có các thông số gì quan trọng, thì trong bài này cùng tìm hiểu với mình nhé.
Loại RAM
Có 3 loại RAM phổ biến thường thấy là DRAM, SRAM và SDRAM.
DRAM (RAM động) chỉ loại RAM cần được nạp điện sau vài mili giây để bù đắp sự rò rỉ điện từ tụ điện (tụ điện lưu trữ mỗi bit dữ liệu bên trong bảng mạch) Nếu không được nạp điện thì các bit dữ liệu trong DRAM sẽ mất dần.
SRAM (RAM tĩnh) là loại RAM lưu dữ liệu trong các pin chứa tụ điện và bóng bán dẫn. Khác với DRAM, SRAM chỉ cần được cung cấp nguồn điện là có thể lưu trữ dữ liệu, không cần phải nạp điện theo định kỳ. Vì có tốc độ nhanh hơn nên SRAM có giá đắt hơn DRAM và thường được sử dụng như bộ nhớ đệm cho CPU.
SDRAM (RAM động đồng bộ hoá) là DRAM được đồng bộ hoá với xung bus hệ thống. Do đó SDRAM có tốc độ xử lý rất nhanh và không có độ trễ. Đây là loại RAM được dùng phổ biến nhất hiện nay.
Công nghệ DDR (Double Data Rate)
DDR (Double Data Rate) thông số RAM này được dựa trên loại SDRAM được nhắc đến ở trên. Đúng như tên gọi của nó, DDR cho phép truyền được hai đơn vị dữ liệu trong mỗi xung nhịp thay vì một như SDR (Single Data Rate). Do vậy nên DDR cho tốc độ truyền dữ liệu nhanh gấp đôi so với SDR.
Hiện nay máy tính phổ biến sử dụng các loại thanh RAM DDR4 thay cho các thế hệ DDR2, DDR3. RAM DDR5 đã được công bố hứa hẹn sẽ lên ngôi và trở nên thịnh hành trong tương lai. Có một lưu ý khi build PC là các thanh RAM thế hệ DDR khác nhau sẽ có các chân cắm khác nhau nên khi mua RAM cần chú ý xem mainboard sử dụng khe cắm cho loại RAM nào.
Đa kênh
Đây là thông số RAM khá phổ biến. Các thanh RAM hiện nay chủ yếu hỗ trợ Dual Channel và có độ rộng bộ nhớ (Bus width) là 64 bit. Hiểu đơn giản, giữa CPU và RAM chỉ có con đường một chiều trao đổi dữ liệu và cùng một thời điểm chỉ có 64 chiếc xe di chuyển một chiều.
Tốc độ xung truyền tải dữ liệu (Bus Speed)
Nhờ có công nghệ DDR nên trên nhãn các thanh RAM sử dụng công nghệ DDR thường ghi tốc độ gấp đôi so với xung nhịp thực tế. Đó chính là tốc độ truyền tải dữ liệu của RAM.
Ví dụ như trên thanh RAM có ghi DDR4 2666 thì 2666 chính là tốc độ truyền tải dữ liệu, được tính bằng MT/s (megatransfer/s), nghĩa là 1 giây thanh RAM có thể xử lý được 2,66 triệu đơn vị dữ liệu. Còn bus RAM (tức xung nhịp thực tế) là 1600MHz, đúng bằng một nửa tốc độ được ghi trên RAM.
Băng thông (Bandwidth)
Thông số RAM này có thể hiểu là tốc độ đọc/ghi dữ liệu trong một giây của RAM. Băng thông được tính bằng công thức Bandwidth = (Bus Speed x Bus width)/8.
Nếu bạn sử dụng Dual Channel, lắp 2 RAM song song dữ liệu vận chuyển được trong 1 giây sẽ tăng gấp đôi. Tuy nhiên Bus RAM không tăng, vẫn chỉ là 1600Mhz.