CPU máy chủ là gì? CPU server và CPU PC khác nhau thế nào?

Để hoạt động được một máy chủ thì cpu máy chủ là thứ không thể thiếu trong hệ thống. Vậy thì cpu máy chủ là gì và nó khác gì cpu pc thông thường, trong bài này hãy cùng mình tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu CPU server là gì?

CPU Server được xem như bộ não là nơi xử lý thông tin dữ liệu của máy chủ. Nhiệm vụ chính của một CPU Server chính là điều phối những dữ liệu và quản lý tất cả các máy tính khác trên cùng một hệ thống máy chủ.

Hỗ trợ RAM ECC (Error Checking Correction)

Để phát hiện và sửa lỗi dữ liệu trước khi nó xảy ra. Chính vì thế nó loại bỏ hoàn toàn các nguyên nhân gây ra sự cố hệ thống làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc.

Lõi nhiều CPU

Ứng dụng của bạn cần nhiều lõi CPU thì càng tốt như ứng dụng thiết kế đồ họa, 3Dmax, render video… hay chạy máy ảo, dựng VPS thì CPU server hoàn toàn đáp ứng được. Bởi bộ vi xử lý CPU Server đặc biệt là CPU xeon thế hệ mới nhất của Intel là Platium 9282 có tối đa tới 56 lõi 112 luồng, quá là khủng khiếp phải không nào.

Bộ nhớ đệm L3 cache cao

Đa số các bộ vi xử lý CPU server hiện nay đều có khoảng 15 – 35 Mb bộ nhớ cache L3 tùy từng dòng. Vì vậy, bộ nhớ đệm Xeon gần gấp đôi CPU máy tính thông thường nên nếu công việc của bạn đòi hỏi chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc thì nên cân nhắc sử dụng CPU Server.

Độ bền bỉ cao

CPU máy chủ có độ bền bỉ cực kỳ cao, xử lý thông tin nặng qua nhiều ngày, nâng cao tuổi thọ của các máy trạm , server của khách hàng.

Sức mạnh

Tất cả các CPU Server đều có nhiều phân luồng – một quá trình cơ bản tăng gấp đôi các lõi CPU thông qua việc tạo ra các lõi ảo mà bộ vi xử lý CPU máy tính thông thường không hề có.

Sự khác biệt giữa CPU Server và CPU máy tính thông thường

Như đã giới thiệu qua ở trên, CPU máy chủ và CPU máy tính thông thường đều được sản xuất từ các hãng nổi tiếng như Intel hay AMD. Chúng đều thích hợp với các phần mềm game, thiết kế đồ họa, chạy máy ảo, các phần mềm chuyên biệt cho doanh nghiệp … nhưng có sự khác biệt đó chính là:

Khác biệt về đối tượng ứng dụng

Những Dòng CPU Core I, AMD Ryzen thường ứng dụng cho máy tính bàn, laptop không yêu cầu độ ổn định cao như Workstation và Server.
Còn những dòng CPU Intel Xeon, CPU AMD EPYC hướng tới đối tượng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần hiệu năng ổn định cao.

Giá trị về sự bền bỉ và hoạt động lâu dài

CPU của Server sẽ được đẩy qua tất cả các bài thử nghiệm ở điều khiện khó khăn nhất trước khi được thương mại hóa và bán ra thị trường. Ví dụ như điều kiện nhiệt độ cao, điều kiện môi trường nghiêm ngặt, chịu tải tính toán cao. Và vì thời gian để phát triển dài hơn nên chi phí dành cho CPU của Server sẽ cao hơn.

Độ tin cậy cao

Cpu của Server luôn được thiết kế với độ ổn định và tính tin cậy rất cao. Một CPU máy tính thông thường trên pc của bạn bị lỗi bởi một lý do nào đó, thì toàn bộ hệ thống sẽ không thể hoạt động được nữa. Còn với CPU server thì thông minh hơn vơi khả năng chống chịu lỗi và bổ trợ cho nhau vì server có thể gắn dual CPU, với tính năng này sẽ giúp giảm thiểu tối đa việc bị treo hoặc shutdow máy khi có sự cố. Và CPU PC thì không hề có khả năng hỗ trợ hai CPU như trên server.

Nên lựa chọn CPU Server hay CPU PC thông thường?

Qua những so sánh ở trên, chắc hẳn bạn đã biết bản thân mình nên sử dụng dòng CPU nào cho hợp lý rồi phải không nào? Nếu bạn sử dụng máy tính văn phòng nhẹ nhàng thì CPU Core i hay CPU Ryzen của AMD chính là sự lựa chọn thích hợp.
Ngược lại, với những công việc đòi hỏi nhiều phần mềm, ứng dụng, thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, hay lĩnh vực máy ảo,… thì nên sử dụng CPU Server vì nó có tích hợp tính năng tự kiểm tra lỗi và sức mạnh vược trội cho tác vụ đa nhiệm.
Posted By: nghia
Mọi Bình luận/Phản hồi vui lòng gửi Email đến địa chỉ thaomarky@gmail.com hoặc Skype: thaomarky để hỗ trợ nhé!
back to top